Khi gặp khó khăn về tài chính, vay thế chấp tại Ngân hàng là cách thức nhanh chóng, tiện lợi mà bạn có thể sử dụng. Tuy nhiên, khi bạn đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính với Ngân hàng; bạn cần giải chấp tài sản. Vậy, bạn đã hiểu rõ về giải chấp Ngân hàng và thủ tục giải chấp Ngân hàng? Bài viết dưới đây được UB Academy tổng hợp và biên soạn thông tin về giải chấp Ngân hàng, đừng bỏ qua nếu bạn quan tâm.
Mục lục bài viết
Giải chấp Ngân hàng là gì?
Giải chấp tài sản đã thế chấp/ cầm cố tại Ngân hàng được hiểu là việc giải trừ thế chấp đối với tài sản đang được thế chấp/cầm cố ở Ngân hàng. Một tài sản được giải chấp khi nó đã chấm dứt nghĩa vụ đảm bảo cho khoản nợ. Vì vậy, việc giải chấp Ngân hàng là quyền lợi của người thế chấp/cầm cố khi nghĩa vụ của khoản nợ đã được chấm dứt và/hoặc thay thế bằng một tài sản khác mà các bên đã thỏa thuận.
Các loại giải chấp hiện hành
- Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất, Quyền sở hữu nhà ở …
- Phương tiện vận tải: ô tô, tàu thủy, máy bay….
- Động sản khác như: hàng hóa, cổ phiếu, trái phiếu, vàng, quyền đòi nợ…
Tại sao cần phải giải chấp
Giải chấp là quyền lợi của người vay khi đã hoàn thành nghĩa vụ nợ đồng thời cũng là trách nhiệm của Ngân hàng. Ví dụ như giải chấp quyển sở hữu nhà ở là căn hộ chung cư; nếu bạn đã mang căn hộ đi thế chấp vay vốn; nhưng muốn bán căn hộ đó thì cần phải giải chấp trước khi ký hợp đồng với khách hàng..
Một số thời điểm đủ điều kiện để giải chấp tài sản đản thế chấp/cầm cố.
- Khi bạn đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của khoản nợ liên quan tới tài sản thế chấp/cầm cố cho nghĩa vụ nợ đó;
- Khoản nợ đã được thay đổi bằng một tài sản khác do các bên đã thỏa thuận.
- Khách hàng đã trả nợ trước hạn và rút tài sản đảm bảo khỏi Ngân hàng.
Thủ tục giải chấp Ngân hàng
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Ngân hàng; các tài sản thế chấp/cầm cố khác nhau thì thủ tục sẽ khác nhau.
VD: Ô tô thì phải gửi văn bản tại phòng cảnh sát giao thông và Trung tâm đăng ký giao dịch về tài sản; tàu biển phải gửi hồ sơ đến cơ quan đăng ký tàu biển; các tài sản là động sản (hàng hóa, quyền đòi nợ…) thì gửi Trung tâm đăng ký giao dịch tài sản của Cục ĐK Quốc gia về giao dịch bảo đảm…
Trong mục này chỉ đề cập đến thủ tục về giải chấp Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất; quyền sở hữu nhà ở, theo đó bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất (01 bản chính);
- Thông thường phía Ngân hàng sẽ cấp cho bạn:
+ Thông báo giải chấp (gửi tới văn phòng công chứng đã ký thế chấp tài sản; Văn phòng đăng ký đất đai …);
+ Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp hoặc Văn bản đồng ý xóa đăng ký thế chấp của bên nhận thế chấp trong trường hợp
- Đơn yêu cầu chỉ có chữ ký của bên thế chấp
- CMND của bên thế chấp;
- Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực); trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính Văn bản ủy quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu.
Sau khi hoàn thiện hồ sơ; bạn có thể nộp bộ hồ sơ này tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai. Nếu chưa thành lập chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai; bạn có thể nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
Lúc này, cơ quan có thẩm quyền sẽ:
- Kiểm tra tiếp nhận hồ sơ hợp lệ và lập phiếu hẹn trả kết quả;
- Xóa đăng ký trên Giấy chứng nhận và xóa đăng ký trong sổ địa chính; sổ theo dõi biến động đất đai theo quy định của pháp luật;
- Chứng nhận việc xóa đăng ký thế chấp vào đơn yêu cầu xóa đăng ký;
- Trả kết quả cho người yêu cầu xóa đăng ký.
Các bạn có thể tham khảo chi tiết tại thông tư số 07/2019/TT-BTP ngày 25/11/2019 hướng dẫn về việc đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc về giải chấp Ngân hàng; và các thủ tục liên quan. Nếu bạn là khách hàng có nhu cầu vay thế chấp tại Ngân hàng; hoặc là nhân viên Ngân hàng thì đều nên nắm được nội dung này.